QUY TRÌNH BẢO VỆ AN NINH TRONG NHÀ MÁY

     Nhà máy là nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy công tác an ninh ở đây luôn phải đảm bảo. Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ tại đây là phải tuân thủ và đảm bảo cho mọi người vào khu vực bảo vệ phải tuân thủ Nội quy, quy định của Ban lãnh đạo nhà máy đặt ra; đồng thời, phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình kiểm soát an ninh, tuần tra trong khu vực nhà máy.

      Các nhân viên bảo vệ sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:

Ÿ Kiểm soát phương tiện lưu thông ra vào, kiểm soát công tác xuất nhập hàng hóa tại các cổng của Nhà máy.

Ÿ Hướng dẫn khách ra vào nhà máy.

Ÿ Tuần tra bên trong, bên ngoài nhà máy

Ÿ Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy và ngăn chặn những sự cố khẩn cấp nếu có

Ÿ Hoàn tất biên bản giao ca hàng ngày, biên bản tuần tra hàng ngày hoặc các báo cáo khác có liên quan để xuất trình khi có yêu cầu.

Ÿ Công cụ hỗ trợ: bộ đàm, điện thoại cá nhân, máy rà kim loại, đèn pin, gậy điện, gậy su, áo mưa, văn phòng phẩm phục vụ công việc bảo vệ tại mục tiêu

NHIỆM VỤ CHUNG

  1. KIỂM SOÁT CON NGƯỜI

Ảnh: Nhân viên bảo vệ Sơn Mỹ Quảng Nam kiểm tra nhân viên vào nhà máy

1 – ĐỐI VỚI KHÁCH VÀO NHÀ MÁY  

  • Bảo vệ hướng dẫn khách đăng ký vào, ra tại phòng bảo vệ/ bàn làm việc của bảo vệ
  • Yêu cầu tất cả khách xuống xe tự đăng ký vào sổ (hoặc phải có người bảo lãnh), xe vào nhà máy chỉ duy nhất tài xế ngồi trên xe.
  • Hướng dẫn khách đăng ký, đưa thẻ khách, quẹt thẻ đếm người vào hoặc ra nhà máy
  • Kiểm tra khách có bị ảnh hưởng bởi rượu hơi cồn hoặc thuốc kích thích hay không (nếu có sẽ không cho qua cổng vào nhà máy)
  • Nhắc khách không mang diêm, hộp quẹt hay bật lửa vào trong nhà máy (nếu có gửi tại phòng bảo vệ)
  • Dẫn khách vào văn phòng giao cho nhân viên tiếp tân, hoặc nhân sự.
  • Hướng dẫn xe của khách đậu, dừng đúng nơi quy định của nhà máy
  • Hướng dẫn tài xế chỗ ngồi chờ và khu vực hút thuốc .

2 ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN CÔNG TY 

Ảnh: Đo thân nhiệt nhân viên công ty mùa dịch

  • Giám sát việc bấm thẻ/ quẹt vân tay chấm công của nhân viên lên hoặc xuống ca.
  • Ghi phiếu giữ xe máy giao cho nhân viên (nếu được yêu cầu).
  • Kiểm tra nhân viên có bị ảnh hưởng bởi rượu hơi cồn hoặc thuốc kích thích hay không nếu có sẽ không cho qua cổng vào nhà máy) .
  • Kiểm tra giấy ra cổng của nhân viên có đầy đủ chữ ký của trưởng bộ phận (chữ ký của trưởngbộ phận)
  • Ghi giờ ra hoặc vào của nhân viên vào sổ công tác
  • Đối với ban giám đốc khi ra ngoài miễn giấy ra cổng theo thông báo (nếu có).
  • Những nhân viên nuôi con nhỏ hoặc bận công việc khác có phiếu thông báo liên lạc nội bộ của trưởng bộ phận nhân sự ký thì miễn giấy ra cổng theo thông báo.

3 ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN NHÀ THẦU 

Ảnh: Kiểm tra thẻ nhân viên nhà thầu ra/vào mục tiêu

  • Bảo vệ hướng dẫn đăng ký vào hoặc ra, vào sổ đăng ký
  • Kiểm tra nhân viên nhà thầu đã qua huấn luyện an toàn của công tỵ hay chưa (theo fom có hình dán tại bảo vệ).
  • Kiểm tra nhân viên nhà thầu có bị ảnh hưởng bởi rượu hơi cồn hoặc thuốc kích thích hay không (nếu có sẽ không cho qua cổng vào nhà máy) .
  • Nhắc nhân viên nhà thầu không mang diêm quẹt hay bật lửa vào trong nhà máy (nếu có gửi tại phòng bảo vệ)
  • Kiểm tra bảo hộ lao động theo qui định của công ty, nếu đã được huấn luyện an toàn và đủ trang thiết bị bảo hộ lao động (giầy, nón, áo phản quang, kính bảo hộ) mới được vào cổng.
  • Nhà thầu hoặc nhân viên giám sát của Nhà máy liên hệ bảo trì để kiểm tra thiết bị trước khi đưa vào nhà máy phải được dán tem cho phép sử dụng. Nếu tem đã hết thời hạn cho phép sử dụng trong quý thì không được phép mang vào nhà máy.
  • Những nhân viên chưa qua huấn luyện an toàn, không đủ bảo hộ lao động theo qui định, thiết bị chưa kiểm tra dán tem sẽ không được vào nhà máy .
  • Ghi phiếu giữ xe máy giao cho nhân viên nhà thầu (nếu có).

  ĐỐI VỚI XE DU LỊCH VÀ CHỨNG TỪ BƯU PHẨM

1 – KIỂM TRA XE

  • Kiểm tra phiếu điều xe, có chữ ký của người điều xe (nếu có)
  • Mở cổng cho xe ra ngoài
  • Ghi km xe vào sổ của từng xe theo yêu cầu, và phiếu điều xe, ghi lại km đến và đi đầy đủ (nếu có)
  • Ban giám đốc dùng xe đi công tác miễn giấy điều xe
  • Hết giờ hành chính xe chở nhân viên ra về miễn giấy xe.
  • ẢNh:  Kiểm tra xe ra vào

Ảnh: Kiểm tra chặt chẽ an ninh khi ra/vào cổng

2 – NHẬN CHỨNG TỪ BƯU PHẨM

  • Ký nhận chứng từ do cơ quan tổ chức bên ngoài gửi đến.
  • Ghi mã số bưu phẩm, chứng từ vào sổ giao bưu phẩm.
  • Giao cho bộ phận hành chính/ người có trách nhiệm liên quan để phát lại cho người nhận.

Ảnh; Nhân viên phụ trách tài liệu của Bảo vệ Sơn Mỹ Quảng Nam

III.  KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN PHÒNG VÀ CHỮA CHÁY

1 – GIÁM SÁT ĐIỀU KHIỂN TỦ TRUNG TÂM BÁO CHÁY

  • Trực cổng nếu có còi báo cháy báo động
  • Tắt nút điều khiển trên tủ trung tâm, kiểm tra đèn báo ở zone số bao nhiêu.
  • Dùng bộ đàm chỉ khu vực đang báo cháy cho nhân viên bảo vệ còn lại đi kiểm tra.
  • Sau khi kiểm tra xong nhân viên đi kiểm tra báo cho nhân viên phụ trách và người phụ trách của công ty chủ quản biết.
  • Nếu do lỗi thiết bị thì báo cho cấp quản lý báo nhà thầu đến kiểm tra sửa chữa.
  • Nếu có cháy thật nhân viên đi kiểm tra báo cho nhân viên phụ trách và người phụ trách bên công ty chủ quản biết và kích hoạt hệ thống báo động toàn nhà máy để khách, nhà thầu, nhân viên biết và di tản ra điểm tập kết .
  1. – GIÁM SÁT KIỂM ĐẾM NGƯỜI KHI CÓ TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP (nếu có)

Nhân viên bảo vệ tại các vị trí quy định phải thường xuyên cập nhập hệ thống chấm công để biết số lượng nhân viên và khách thực tế trong nhà máy, để báo cáo khi có trường hợp khẩn cấp xẩy ra

  1. TUẦN TRA VÀ MỞ ĐÈN CHIÊU SÁNG
  • Mở đèn chiếu sang khu vực xung quanh nhà máy vào ban đêm, (mở khoảng 18h – 05h sáng thì tắt)
  • Tuần tra phía sau văn phòng và hành lang sau xưởng vào buổi đêm với tần suất 60 phút 1 lần.
  • Sau 23h cho phép khóa cửa cổng , chỉ mở khi nào có nhân viên ra hoặc vào nhà máy.

Ảnh: Nhân viên bảo vệ tuần tra tại mục tiêu bảo vệ

  1. NHỮNG YÊU CẦU KHÁC
  • Bảo vệ phải giám sát an toàn khu vực làm việc của bảo vệ 
  • Tham gia công tác phòng cháy chữa cháy phải cung cấp nhân viên bảo vệ đã được đào tạo về công tác PCCC
  • Tham gia cùng đội ứng phó khẩn cấp của nhà máy

Ảnh: Kiểm tra phương tiện và con người ra vào cổng

KIỂM SOÁT HÀNG HÓA

1 – CÔNG TÁC NHẬP HÀNG

  • Đăng ký ngày giờ, công ty, tên tài xế, tên hàng, số lượng theo chứng từ hoặc hóa đơn kèm theo khi nhập hàng.
  • Kiểm tra xe có bị rò rỉ dầu nhớt hay không.
  • Kiểm tra trên xe có hàng hóa, tài sản riêng nhập vào công ty hay không (nếu có thì đăng ký tạm nhập vào sổ).
  • Cân xe vào (Nếu mục tiêu có yêu cầu)
  • Hướng dẫn tốc độ cho phép, kiểm tra trên xe chỉ duy nhất một tài xế lái xe ngồi trên xe, (những nhân viên khác phải đi bộ theo đường dành riêng cho người đi bộ) vào công ty.
  • Mở cổng cho xe vào nhà máy, hướng dẫn chỗ đậu xe và văn phòng kho để liên hệ nhập hàng.
  • Sau khi xe nhập hàng xong, trước khi ra cổng phải kiểm tra xe có các tài sản khác trên xe hay không, nếu trên xe không còn hàng hoặc tài sản thì mới mở cổng cho xe ra (trừ hàng hoặc tài sản của nhà cung cấp đã báo trước khi vào nhà máy) .

2 CÔNG TÁC XUẤT HÀNG

  • Đăng ký ngày giờ, công ty, tên tài xế vào sổ xuất hàng.
  • Kiểm tra nhân viên nhà thầu có bị ảnh hưởng bởi rượu hơi cồn hoặc thuốc kích thích hay không (nếu có sẽ không cho qua cổng vào nhà máy).
  • Nhắc nhân viên nhà thầu không mang diêm quẹt, bật lửa vào trong nhà máy (nếu có gửi tại phòng bảo vệ)
  • Kiểm tra bảo hộ lao động theo qui định.
  • Kiểm tra xe có bị rò rỉ dầu nhớt hay không.
  • Kiểm tra trên xe có hàng hóa, tài sản riêng nhập vào công ty hay không (nếu có thì đăng ký tạm nhập vào sổ).
  • Sau khi đăng ký và kiểm tra xe xong mở cổng hướng dẫn xe đậu đúng nơi qui định, yêu cầu tài xế chèn bánh xe và lấy chìa khóa ra khỏi xe.
  • Giám sát xuất hàng theo chứng từ (kiểm đếm số thùng số kg theo chứng từ) .
  • Cân xe ra và xuất phiếu cân xe (Đối với mục tiêu có yêu cầu)
  • Sau khi kiểm đếm số liệu theo chứng từ bảo vệ lưu lại liên 1 (kẹp vào file lưu trữ)
  • Đối chiếu giấy xuất kho với hóa đơn tài chính đầy đủ từng mã hàng.
  • Nếu không có hóa đơn tài chính gửi theo bản gốc thì phải có bản photo đóng mộc sao y bản chính và có mộc tròn của công ty .
  • Trường hợp xuất hàng không có hóa đơn, phải có chữ ký xác nhận của bộ phận kế toán (chữ ký của người được ủy quyền) .
  • Sau khi kiểm tra số lượng, chứng từ theo qui định xong mới mở cổng cho xe xuất hàng dời khỏi công ty.

Ảnh: Kiểm tra hàng hóa so khớp với Giấy xuất/nhập hàng

3 – ĐỐI VỚI CHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU

  • Đăng ký ngày giờ, công ty, tên tài xế vào sổ xuất hàng.
  • Kiểm tra nhân viên nhà thầu có bị ảnh hưởng bởi rượu hơi cồn hoặc thuốc kích thích hay không (nếu có sẽ không vào cổng).
  • Nhắc nhân viên nhà thầu không mang diêm quẹt vào trong nhà máy (nếu có gửi tại phòng bảo vệ)
  • Kiểm tra bảo hộ lao động theo qui định.
  • Kiểm tra xe có bị rò rỉ dầu nhớt hay không .
  • Kiểm tra trên xe có hàng hóa, tài sản riêng nhập vào công ty hay không (nếu có thì đăng ký tạm nhập vào sổ).
  • Sau khi đăng ký và kiểm tra xe xong, nhà thầu hoặc bảo vệ liên hệ người phụ trách ra cổng dẫn xe vào khu vực lấy chất thải hoặc phế liệu.
  • Tiến hành cân xe vào và ra (Đối với một số đơn vị có yêu cầu)
  • Đối với chất thải phải có phiếu giao chất thải có chữ ký xác nhận số lượng của người phụ trách kèm theo (phiếu giao chất thải lưu lại tại phòng bảo vệ) .
  • Đối với phế liệu phải có phiếu giao phế liệu, biên lai thu tiền có chữ ký của kế toán kèm theo hóa đơn.
  • Kiểm tra đối chiếu các chứng từ có liên quan theo qui định đầy đủ.
  • Kiểm tra số lượng ,chủng loại chất thải hoặc phế liệu theo chứng từ, (đảm bảo không có hàng hóa hoặc thiết bị khác trên xe ngoài danh mục trong chứng từ)
  • Mở cổng cho xe ra.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0778.577.577